Điển hình dân vận khéo ở Thái Niên

LCĐT - Đảm nhận vai trò bí thư chi bộ 5 năm nay, chị Lưu Nguyệt Anh ở thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) luôn gương mẫu, tích cực vận động người dân tham gia các phong trào thi đua, nổi bật là phong trào xây dựng nông thôn mới và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Là người nhanh nhẹn, tích cực với việc làng, việc xóm nên nhiều năm qua, chị Lưu Nguyệt Anh được đảng viên, quần chúng tin tưởng bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn Múc. Vẫn biết đây là công việc chẳng dễ dàng, vậy mà một phụ nữ nhỏ bé như chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị và chi bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương.

Chị Lưu Nguyệt Anh chăm sóc diện tích cây ăn quả của gia đình.
Chị Lưu Nguyệt Anh chăm sóc diện tích cây ăn quả của gia đình.

Đi trên tuyến đường vào thôn được đổ bê tông, 2 bên đường các loại hoa đua nhau khoe sắc, chúng tôi biết, để có hạ tầng như hiện nay, phần lớn là từ nguồn xã hội hóa. Chỉ tính riêng con số đóng góp bằng tiền (4,3 tỷ đồng) của người dân trong thôn là minh chứng rõ nhất cho tài dân vận của nữ bí thư chi bộ này.

Kể về những ngày đầu địa phương triển khai xây dựng nông thôn mới, chị Nguyệt Anh không quên những gian nan, vất vả. Chị cho biết: Trước đây, cuộc sống của người dân trong thôn còn khó khăn nên việc đóng góp về vật chất xây dựng nông thôn mới rất hạn chế. Mặt khác, người dân đã quen với việc nhà nước đầu tư các công trình công cộng như điện, đường, trường, nhà văn hóa nên khi vận động đóng góp tiền, ngày công thực hiện các tiêu chí hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới rất khó khăn. “Với phương châm nắm rõ chính sách và vận dụng phương pháp “mưa dầm thấm lâu”, tôi kiên trì đến từng hộ tuyên truyền, đồng thời lồng ghép trong các buổi họp thôn, sinh hoạt các chi hội để vận động, nhờ đó đã nhận được sự đồng thuận của bà con” - chị Nguyệt Anh nói.

Trong các phong trào thi đua của thôn, gia đình chị luôn tiên phong thực hiện, sau đó vận động anh em, họ hàng rồi mới đến những hộ khác. Đơn cử như trong xây dựng hạ tầng nông thôn, chị vận động mẹ đẻ ủng hộ 120 triệu đồng để xây mới 2 phòng học mầm non. Đối với những hộ khó khăn về kinh tế nhưng có nhân lực, chị vận động tham gia lao động trực tiếp thay việc đóng góp tiền. Chị còn kêu gọi những người con của quê hương đi làm xa, những nhà hảo tâm trong và ngoài xã góp sức xây dựng nông thôn mới. Kết quả, từ năm 2016 đến nay, chị đã vận động người dân trong thôn hiến hơn 12 nghìn m2 đất, đóng góp hơn 4,3 tỷ đồng mở mới đường giao thông, đổ bê tông đường, làm đường điện chiếu sáng, đường hoa và các công trình công cộng khác như sửa chữa nhà văn hóa, lớp học mầm non, mở rộng nghĩa trang nhân dân, xóa nhà tạm...

Với vai trò Bí thư Chi bộ, chị Nguyệt Anh đã chỉ đạo các chi hội, đoàn thể của thôn vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Với lợi thế đất bãi ven sông, chị khuyến khích các hộ mở rộng diện tích trồng cây ăn quả như na, táo, bưởi. Khi diện tích cây ăn quả phát triển ổn định, chị đề xuất với chính quyền xã thành lập Hợp tác xã bưởi Múc nhằm nâng cao giá trị và tạo thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm. Thôn hiện có 43 ha bưởi Múc, 3 ha đại táo, 2 ha na, mang lại nguồn thu nhập khá, nhờ đó đời sống người dân trong thôn ngày được nâng cao. Thôn chỉ còn 7 hộ nghèo (giảm 88 hộ so với năm 2016), thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 38 triệu đồng, tăng 20 triệu so với năm 2016.

Với những nỗ lực trong công tác, chị Lưu Nguyệt Anh đã vinh dự được nhận Thư khen của Bí thư Tỉnh ủy về Điển hình “Dân vận khéo” giai đoạn 2016 - 2020. Chị còn nhận được nhiều Giấy khen của xã, của huyện vì những thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và đóng góp trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh nhưng tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn đạt và vượt kế hoạch.

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với UBND xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho cây lê VH6 theo hướng công nghệ cao với sự tham gia của 30 hộ dân trồng lê ở thôn Lả Gì Thàng của xã.

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Lâm nghiệp cho người dân, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân.

Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Si Ma Cai: Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tăng tốc, quyết định đối với việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm, huyện đã phân tích những bất cập, hạn chế, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Sáng 18/3, tại Sa Pa, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Aide et Action (Pháp) tổ chức hội nghị tổng kết, chia sẻ kết quả vận hành Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp" hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Triển khai trồng rừng thay thế: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hội Báo toàn quốc 2024 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 15 - 17/3) không chỉ là nơi hội tụ của các đơn vị báo chí mà còn có sự góp mặt của 64 gian hàng sản phẩm đạt chuẩn OCOP đến từ 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lào Cai đã trưng bày hơn 30 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

fb yt zl tw