Cấp ủy tham gia dân vận dự án đầu tư - cách làm mới ở Sa Pa

Bài cuối: Khai thác lợi thế, phát huy tính chủ động

LCĐT - Theo phân công của Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa, cơ cấu Tổ công tác 1902 như sau: Phó Bí thư Thường trực Thị ủy làm Tổ trưởng, Trưởng Ban Dân vận Thị ủy là Tổ phó thường trực, tiếp đó là các tổ phó, thành viên là lãnh đạo một số ban xây dựng đảng Thị ủy, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể của thị xã và chủ tịch UBND, ủy ban MTTQ Việt Nam các phường, xã có công trình, dự án. Nhiệm vụ của Tổ công tác 1902 là trực tiếp vào cuộc tuyên truyền, vận động, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong thống kê, đền bù, áp dụng chính sách hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư tại các công trình, dự án, nhất là những vướng mắc liên quan đến người dân.

Lợi thế của đoàn thể

Công ty TNHH năng lượng Mây Hồ là chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Mây Hồ tại xã Ngũ Chỉ Sơn, công suất 6,5 MW. Tháng 11/2019, việc thống kê, đền bù giải phóng mặt bằng được triển khai, ban đầu khá thuận lợi, giai đoạn cuối có khoảng 20% hộ có liên quan đưa ra nhiều lý do để không nhận tiền đền bù, thắc mắc, thậm chí cản trở thi công dự án. Cơ quan chuyên môn của thị xã, cấp ủy đảng, chính quyền xã vào cuộc nhưng tình hình không cải thiện cho đến khi Tổ công tác 1902 của thị xã được thành lập và cử cán bộ tới hỗ trợ. Trong một thời gian ngắn, dưới sự tích cực của các thành viên Tổ công tác và cán bộ xã Ngũ Chỉ Sơn, gần như 100% hộ đã đồng thuận, nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho dự án.
Ông Đặng Văn Kiên, Phó Giám đốc Công ty TNHH năng lượng Mây Hồ thú thực: Những năm gần đây, phần đông người dân thị xã có ấn tượng không tốt về các thủy điện nói chung nên chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi triển khai dự án. Doanh nghiệp và cán bộ các cơ quan chức năng của thị xã, cán bộ cơ sở đơn thuần làm nhiệm vụ chuyên môn nên nói chuyện với người dân rất khó, nói gì bà con cũng không nghe. Rất mừng là việc khó ấy lại dễ dàng với thành viên Tổ công tác 1902, những cán bộ trong tổ như trung gian hòa giải và hóa giải mọi khó khăn của doanh nghiệp.

Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Sa Pa Thào A Sinh chủ trì buổi làm việc về giải phóng mặt bằng thủy điện Bản Hồ.

Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Sa Pa Thào A Sinh chủ trì buổi làm việc về giải phóng mặt bằng thủy điện Bản Hồ.

Tháng 5 năm 2020, việc thi công Thủy điện Nậm Sài và Thủy điện Bản Hồ ở xã Bản Hồ còn vướng mắc 30 hộ trong tổng số 159 hộ liên quan (Thủy điện Nậm Sài vướng 6 hộ, Thủy điện Bản Hồ vướng mắc ở 24 hộ). Sau những ngày tháng bám cơ sở, gặp gỡ, tiếp xúc với người dân, Tổ công tác 1902 của Thị ủy Sa Pa nhận thấy vướng mắc từ phía người dân là do: Bà con bức xúc vì chủ đầu tư chậm khắc phục hậu quả mưa lũ trong năm 2019, lo lắng thủy điện tiếp tục xả lũ, nhất là vào ban đêm; bất bình do Công ty Cổ phần công nghiệp Việt Long (Công ty Việt Long) là chủ đầu tư nhiều thủy điện trên địa bàn cho cửa đập dâng nước gây thiệt hại hoa màu và tài sản của người dân. Người dân cũng phản ánh, trong quá trình thi công Thủy điện Nậm Sài đã gây suy giảm nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của thôn La Ve. Một số hộ yêu cầu được thỏa thuận bồi thường với doanh nghiệp với đơn giá cao hơn quy định từ 3 đến 6 lần. Một số hộ làm nhà, đào ao trên đất nông nghiệp, vùng quy hoạch lòng hồ. Phía doanh nghiệp lại chưa làm tốt công tác dân vận, gây bức xúc trong Nhân dân, chưa có sự nhất quán về định mức hỗ trợ...

Theo sự phân công của Ban Thường vụ Thị ủy, Tổ công tác vào cuộc tuyên truyền, vận động để hỗ trợ các cơ quan chuyên môn của thị xã, chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong giải quyết những mâu thuẫn, khúc mắc trong giải phóng mặt bằng. Anh Trần Phong Ba, Phó Trưởng Ban Dân vận Thị ủy Sa Pa, cơ quan thường trực Tổ công tác 1902 cho biết: Các thành viên của tổ đã gặp gỡ, trò chuyện, lắng nghe tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ, vướng mắc của từng người, từng hộ trên tinh thần cởi mở và cầu thị. Qua đó hiểu sâu sắc từng trường hợp cụ thể, nắm chắc tình hình để có sự tham mưu sát thực tế và thực hiện hiệu quả công tác dân vận.

Phó Trưởng Ban Dân vận cũng cho biết, qua phân tích từng trường hợp, Tổ công tác 1902 nhận thấy, có những hộ do quyền lợi bị ảnh hưởng đã phản ứng thiếu tích cực. Ví dụ: Có hộ đào ao thả cá trên đất trồng lúa (trước khi quy hoạch thủy điện), vì thiếu hiểu biết nên không làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khi thống kê, đền bù lại tính diện tích ao vào giá đất trồng lúa (mức chênh lệch có thể lên tới vài chục lần) khiến người dân bức xúc. Đối với trường hợp như vậy, Tổ công tác một mặt tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền thị xã điều chỉnh cách tính và áp giá, một mặt vận động nhà đầu tư “xuống thang”, linh hoạt trong việc hỗ trợ người dân, nhờ đó, việc khó đã thông. Nhờ sự vào cuộc của Tổ công tác, đến cuối tháng 9/2020, có thêm 10 hộ ở Bản Hồ đã nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng thi công dự án thủy điện.

Chủ động trong nhiệm vụ

Triển khai công tác dân vận theo Quyết định 1902 của UBND tỉnh có nghĩa là Tổ công tác 1902 của Thị ủy Sa Pa phải tham gia ngay từ khi quy hoạch dự án, xây dựng, quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm tạo sự đồng thuận, đồng bộ, thống nhất cao trong cộng đồng. Cùng với đó là phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, các cán bộ trong cơ quan có trách nhiệm về giải quyết những thắc mắc, hạn chế đơn, thư, khiếu kiện phát sinh từ người dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình, dự án. Mặt khác, việc thành lập Tổ công tác 1902 của Thị ủy Sa Pa còn đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ, phát huy vai trò làm chủ, kiểm tra, giám sát của Nhân dân trong các dự án đầu tư. Tổ công tác 1902 ra đời đã có những tác động tích cực để chủ đầu tư các dự án tăng cường phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể về lấy ý kiến Nhân dân trong tham gia các khâu, từ quy hoạch, công bố quy hoạch, triển khai công trình, dự án đến khâu liên quan đến thống kê, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với tinh thần công khai, dân chủ, đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Đồng chí Phan Đăng Toàn, Bí thư Thị ủy Sa Pa cho biết, yêu cầu với Tổ công tác 1902 là luôn chủ động bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền và tham mưu, đề xuất với Thường trực, Ban Thường vụ Thị ủy phương án giải quyết các vướng mắc tại các công trình, dự án, hạn chế thấp nhất những bức xúc của người dân. Hằng tuần, hằng tháng, Tổ công tác có trách nhiệm báo cáo Thị ủy tình hình tại các công trình, dự án thuộc diện theo dõi hoặc khi đột xuất phát sinh các vụ việc, tình tiết mới. Từ đó tạo sự thống nhất trong lãnh đạo thực hiện chủ trương từ Thường trực, Ban Thường vụ Thị ủy đến các ban xây dựng đảng, cơ quan được giao nhiệm vụ dân vận, các thành viên Tổ công tác, các địa phương có công trình, dự án, các bên phối hợp...

Bí thư Thị ủy Sa Pa Phan Đăng Toàn nhấn mạnh, đây là cách làm sáng tạo, chủ động của Thị ủy, vừa tổ chức thực hiện, vừa tổng kết, rút kinh nghiệm. Tổ công tác 1902 của Thị ủy Sa Pa chỉ có vai trò hỗ trợ, ở đâu có vướng mắc, khó khăn mới vào cuộc chứ “không làm thay chính quyền và cơ quan chuyên môn, đơn vị có trách nhiệm”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Sông Chảy - 1 trong 3 dòng sông lớn của vùng Tây Bắc bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), dài hơn 300 km, trong đó phần lớn chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai từ huyện Si Ma Cai đến Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên.

Tăng liên kết để thúc đẩy thương mại biên giới

Tăng liên kết để thúc đẩy thương mại biên giới

Với hơn 5.000 km đường biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế, điều kiện chiến lược để kỳ vọng vươn lên trở thành trung tâm giao thương trong khu vực. Tuy nhiên, đến nay kết quả thương mại vẫn chưa được như mong đợi, các địa phương cho rằng, cần phải phát triển hạ tầng tạo sức bật xuất khẩu (XK) sang thị trường “láng giềng”.

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Những ngày này, gần một trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công cầu Phú Thịnh (TP Lào Cai) đang chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ lắp đặt vòm thép, phấn đấu hoàn thành đúng dịp kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế lao động (1/5).

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Đêm 17/4, rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông lốc cục bộ ở một số địa phương gây thiệt hại về tài sản, hoa màu và nhà ở của người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại do mưa dông gây ra là gần 3 tỷ đồng.

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

fb yt zl tw