“Nhịn” lễ hội

Từ xưa tới nay, với người Việt mùa xuân gắn liền với lễ hội và văn hóa tâm linh. 

Còn bây giờ, giữa lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường thì mùa xuân chẳng khác nào “mùa dịch” nên cũng là “mùa nhịn” - một điều nhịn chín điều lành.

Mà không nhịn sao được, khi con virus chết người đang hoành hành và ẩn nấp đâu đó, chỉ chờ dịp đông người như lúc lễ hội là tấn công sức khoẻ cộng đồng. Cho nên, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

Chính phủ yêu cầu, đối với các hoạt động văn hóa, phải hạn chế tối đa hoặc dừng các hoạt động lễ hội, tập trung đông người để giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh.
Ngay cả “Ngày thơ Việt Nam” tổ chức thường niên vào Rằm tháng Giêng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng đã phải ngừng, dù trước đó nhiều văn nghệ sĩ đã công phu chuẩn bị các tác phẩm trình diễn.  

Để cộng đồng được an toàn, đã hai mùa xuân thiếu vắng lễ hội. Nhưng ai cũng hiểu đó là những thiếu vắng cần thiết. Lễ hội của làng không tổ chức, người ta thấy thiếu đi một điều gì đó rất đỗi thân quen, thấy khuyết đi một niềm tin trong sâu thẳm tâm hồn. Nhưng trong cái thiếu vắng ấy, cũng là khoảng trống cần thiết để con người nhận thấy những mặt trái nhếch nhác, xộc xệch của lễ hội và niềm tin.

Nói chuyện với nhiều cụ già cả đời gắn bó với làng, thấy rằng ai cũng chỉnh tề với lễ hội làng mình. Nhưng khác với lớp trẻ, hội làng đến không phải để tìm niềm vui đơn thuần, mà các cụ coi đó là thời khắc tự vấn bản thân – điều làm được và chưa được trong chặng đường sống để làm người.

Thế nên, khi làng không tổ chức lễ hội các cụ cũng chẳng bỏ phí thời khắc tự vấn bản thể. Với những người sống bằng tâm tưởng, thì lời dạy của thầy Tăng Tử: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân” chẳng khác nào một lễ hội trong lòng mình.

Nhà phê bình văn hóa Đỗ Lai Thuý có nói rằng, ngày xưa các cụ đi lễ hội là hành hương, thanh lọc tâm hồn cho phù hợp với điều thiêng liêng mà họ tin, nên đi lễ hội là gột rửa được lòng trần, gột rửa những tham lam, giận dữ, ích kỷ. Giờ quan niệm bị lệch đi, cái tâm thế đi hội đã khác, nên mới chen chúc, giẫm đạp, ẩu đả.

Hai mùa xuân thiếu vắng lễ hội, nhưng cũng là cơ hội để mỗi người nhìn lại những lộn xộn của lễ hội gần đây để mà dựng lại nền nếp về sau. Thiếu vắng lễ hội không có nghĩa phải thiếu vắng tâm linh, con người có thể gột rửa tâm hồn trước khi vái vọng thần thánh từ ngôi nhà mình đang ở.

Trong văn hóa người Việt, lễ hội như một nấc thang cao quý và quan trọng nhất. Thế nhưng, sẽ chẳng thần thánh nào quở trách khi điều kiện không cho phép. Người xưa cũng nói “Phật tự tâm”, nên thiển nghĩ trong tâm linh cái tâm cùng cách sống yêu thương, chính trực mới là yếu tố tiên quyết để có một cuộc sống thanh thản, bình an.

TTVH

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

fb yt zl tw