Số người Mỹ chết vì COVID-19 nhiều hơn "các cuộc chiến tranh cộng lại"

Tổng thống Joe Biden kêu gọi chấm dứt sự chia rẽ chính trị và chặn đứng các thông tin sai lệch về COVID-19, những thứ mà ông cho đã góp phần dẫn tới cột mốc đáng buồn của nước Mỹ: hơn 500.000 người đã chết vì bệnh.

Hãng tin Reuters mô tả ông Biden và phu nhân đã không kiềm chế được cảm xúc khi nói về những mất mát của nước Mỹ trong đại dịch COVID-19. Phó tổng thống Kamala Harris cùng phu quân Doug Emhoff cũng tham dự buổi lễ.

Tổng thống Biden phát biểu về cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở Mỹ trong buổi tưởng niệm tổ chức tại Nhà Trắng.
Tổng thống Biden phát biểu về cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở Mỹ trong buổi tưởng niệm tổ chức tại Nhà Trắng.

Đúng 18h15 ngày 22-2 (giờ Mỹ), tức 6h15 sáng 23-2 theo giờ Việt Nam, tổng thống và phó tổng thống Mỹ cùng dành những phút mặc niệm cho những người đã chết vì COVID-19.

Thánh ca "Amazing Grace" (tạm dịch: Ân điển diệu kỳ) được cất lên ngay sau đó, theo Hãng tin AFP. 500 ngọn nến lớn được thắp sáng tượng trưng cho hơn 500.000 người đã khuất.

"Hôm nay chúng ta đánh dấu một cột mốc thực sự nghiệt ngã và đau lòng - 500.071 người chết vì COVID-19. Số người Mỹ đã chết chỉ trong vòng 1 năm đại dịch đã nhiều hơn số (lính Mỹ) chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Việt Nam cộng lại", Tổng thống Biden mở đầu bài phát biểu tưởng niệm tối 22-2 (giờ Mỹ).

Quốc kỳ Mỹ tại Nhà Trắng, các tòa nhà liên bang trên khắp nước Mỹ và đại sứ quán Mỹ toàn cầu đã được hạ thấp trước lễ tưởng niệm, theo Reuters. Một phát ngôn viên của Nhà Trắng cho biết việc treo cờ rủ sẽ được áp dụng tại các địa điểm trên thêm ít nhất 5 ngày tới.

Theo Reuters, Mỹ chiếm tới 19% tổng số ca tử vong vì COVID-19 tính trên toàn cầu trong khi chỉ chiếm 4% dân số thế giới. Hãng tin của Anh khẳng định sự chủ quan của chính quyền Mỹ vào năm ngoái là nguyên nhân dẫn tới con số đáng buồn hôm nay.

Tổng thống Biden cũng ngầm thừa nhận điều này trong bài phát biểu tưởng niệm. Ông kêu gọi chấm dứt sự chia rẽ chính trị và ngăn chặn các thông tin sai lệch về COVID-19, nhấn mạnh nước Mỹ đã phải trả giá cho sự chia rẽ đó bằng quá nhiều sinh mạng.

"Chúng ta không thể và không được phép để điều này tiếp diễn. Chúng ta phải chiến đấu cùng nhau với tư cách là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ", ông Biden kêu gọi.

Nhà lãnh đạo Mỹ trước đó đã yêu cầu người dân Mỹ không được quên cột mốc 500.000 người chết vì COVID-19. "Tôi yêu cầu tất cả người Mỹ hãy nhớ đến những người chúng ta đã mất và những người họ đã bỏ lại phía sau. Tôi cũng yêu cầu chúng ta hành động, giữ cảnh giác, thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và tiêm vắc xin".

Bác sĩ Anthony Fauci, thành viên nhóm chống dịch COVID-19 của chính quyền Biden, cũng cảnh báo nước Mỹ có thể sẽ không trở lại bình thường trước Giáng sinh 2021 như dự kiến.

Theo ông Fauci, sự xuất hiện của biến thể Nam Phi và Brazil của virus SARS-CoV-2 khiến việc dự đoán thời điểm Mỹ có thể đẩy lùi đại dịch trở nên khó khăn hơn. Đây vốn là những biến thể có khả năng làm giảm mức độ hiệu quả của vắc xin ngừa COVID-19 và đã xuất hiện, lây lan tại Mỹ.

Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Tổng thống Ecuador Daniel Noboa ngày 19/4 đã ban bố lệnh thứ hai về tình trạng khẩn cấp năng lượng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng điện tiếp tục nghiêm trọng tại nước này. Tuyên bố mới nhất khẳng định mục tiêu bảo đảm tính liên tục của dịch vụ điện công cộng ở Ecuador.

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thái Lan vừa tổ chức Tết cổ truyền Songkran hết sức thành công sau khi nước này được UNESCO công bố quyết định công nhận Songkran là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 6/12/2023. Trước Songkran, nghệ thuật biểu diễn Khon, massage Thái và múa Nora đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

fb yt zl tw