Chú trọng cả 3 “chân kiềng” cho công tác dự báo

Mặc dù tất cả những dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2021 đều nghiêng về xu hướng tăng trưởng lạc quan hơn năm 2020, song mức chênh lệch giữa các dự báo được đưa ra bởi các tổ chức khác nhau cũng rất đáng kể.

Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng ở mức khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo. Còn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng trong năm 2021 của nước ta là 6,1%. Ngân hàng United Overseas Bank (UOB Việt Nam, có trụ sở chính tại Singapore) thì cho rằng kinh tế năm 2021 có thể bật tăng đến mức 7,1% nhờ mức tăng trưởng thấp năm 2020 cũng như những yếu tố thuận lợi khác như các thỏa thuận tự do thương mại đã ký kết thời gian gần đây... Trong khi Ngân hàng HSBC dự báo kỳ vọng tăng trưởng sẽ đạt mức 8,1% trong năm 2021 và thậm chí, Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings dự báo Việt Nam đứng thứ hai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tốc độ phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng do tác động của dịch Covid-19 với tăng trưởng GDP đạt tới 11,2% vào năm 2021.

Trong khi đó, các tổ chức nghiên cứu trong nước có vẻ dè dặt hơn. Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra các mô hình dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam đạt 5,49% (kịch bản cơ sở), 6,9% (kịch bản cao) và 3,48% (kịch bản thấp) nhưng nhấn mạnh kịch bản cao chỉ có thể đạt được trong bối cảnh rất thuận lợi (kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh, giá dầu ổn định hỗ trợ tăng trưởng và nền kinh tế nội địa cải thiện được khả năng hấp thụ vốn FDI). Cùng quan điểm, các chuyên gia của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM nhận định, kinh tế Việt Nam năm 2021 vẫn còn nhiều thách thức xuất phát từ hiệu quả chưa rõ ràng của vaccine phòng Covid-19 và rủi ro tiềm ẩn bong bóng nợ công ở các nước phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2021 nhiều khả năng ở mức 6%. Cũng chọn phương án nhiều kịch bản, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ KH-ĐT) cho rằng, kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất hiện nay là tốc độ tăng trưởng đạt 6,17% (với CPI trung bình khoảng 3,8%). Ít khả năng nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 cũng có thể đạt 6,72% (CPI trung bình khoảng 4,2%) trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn dự kiến.

Còn cả một năm trước mắt để kiểm chứng những dự báo này. Hơn nữa, chắc chắn những dự báo cũng sẽ được điều chỉnh, có thể không chỉ một lần, cho phù hợp với tình hình thực tế. ADB từng điều chỉnh dự báo tăng trưởng cho năm 2020 từ 1,8% lên 2,3%; còn WB trong dự báo cuối cùng về năm 2020 cho rằng GDP của Việt Nam tăng 2,5%-3% trong năm 2020 so với mức 2,8% trước đó (mức dự báo 2,8% được đưa ra khi chưa tính đợt bùng phát dịch tại Đà Nẵng).

Nhưng đã là dự báo, chắc chắn sẽ có độ “vênh” nhất định so với thực tế. Các nhà kinh tế thường nói vui rằng, họ luôn phải làm công việc “đầu năm ăn ốc nói mò”. Quả thực, dự báo được sớm và chính xác tình hình diễn biến kinh tế là yêu cầu vô cùng cần thiết cho công tác hoạch định chính sách cũng như điều hành, thế nhưng việc dự báo thực chất là giải một bài toán với rất nhiều biến số. Hơn thế, những biến số này lại còn thay đổi rất nhanh chóng nên nếu không sở hữu được nguồn dữ liệu chính xác, cập nhật thường xuyên và có mô hình tính toán khoa học thì dự báo rất dễ “lố” (giả định là công tác dự báo hoàn toàn trung thực, khách quan). Những dự báo được các cơ quan nghiên cứu hay thậm chí các định chế tài chính quốc tế công bố 6 tháng/lần như hiện nay thường chỉ có ý nghĩa chỉ ra xu hướng, trong khi công tác điều hành vĩ mô hoặc ra quyết định kinh doanh từng lĩnh vực cụ thể cần có những phân tích sâu để dự báo chi tiết hơn rất nhiều. Và muốn thế cần đầu tư nhiều hơn nữa cho cả 3 “chân kiềng” gồm: công tác tập hợp dữ liệu, công cụ tính toán và nhân sự để thực hiện công tác này bởi thông tin từ Tổng cục Thống kê là một nguồn đầu vào hết sức quan trọng nhưng chưa đủ.

Báo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Dông lốc gây một số thiệt hại tại huyện Si Ma Cai

Dông lốc gây một số thiệt hại tại huyện Si Ma Cai

Sáng 27/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn huyện Si Ma Cai xảy ra dông, lốc kèm theo mưa đá, riêng khu vực cụm xã Thào Chư Phìn và thị trấn Si Ma Cai có mưa to đến rất to khiến một số nhà dân, cây hoa màu bị hư hỏng, ngập úng và gãy đổ.

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trường Sĩ quan Công binh tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự tại huyện Mường Khương

Trường Sĩ quan Công binh tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự tại huyện Mường Khương

Ngày 27/3, Trường Sĩ quan Công binh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mường Khương tổ chức tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự năm 2024 cho học sinh khối lớp 12 tại Trường Trung học phổ thông số 1 và Trường Trung học phổ thông số 2 huyện Mường Khương.

Vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Theo giới thiệu của Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng), chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình chị Hoàng Thị Hồng (dân tộc Giáy, sinh năm 1982), là hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Múc. Chị Hồng là phụ nữ đảm đang, vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ

Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ

Một sáng kiến tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ đã chính thức khởi động. Trong vòng 4 năm, chương trình hướng tới tiếp cận 2 triệu doanh nhân tại Việt Nam thông qua các chiến dịch, đồng thời trực tiếp hỗ trợ hơn 90.000 doanh nhân - đa số là phụ nữ - phát triển doanh nghiệp và tăng cường tiềm năng kinh tế.

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Gần đây có không ít cán bộ, đảng viên bị bắt giam vì tội nhận hối lộ. Thật đáng tiếc, không hiểu do ma lực của đồng tiền hay lòng tham đã khiến một số "quan chức" phải ngã ngựa (!?)

Viettel đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Tập đoàn Viettel cho biết, tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Viettel trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Saudi Arabia)…

Độc lực của cúm A/H5N1 nguy hiểm thế nào?

Độc lực của cúm A/H5N1 nguy hiểm thế nào?

Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và đã có 1 trường hợp vừa được ghi nhận tử vong ngày 23/3 vừa qua. Cúm A/H5N1 là chủng có độc lực cao, người nhiễm có biểu thường có biểu hiện nặng, với tỷ lệ tử vong tương đối lớn. Làm gì để phân biệt được cúm A/H5N1 và cúm thông thường, làm gì để phòng bệnh là điều rất nhiều người dân quan tâm.

fb yt zl tw