Ra mắt trường ca về biển đảo của nhà thơ Lữ Mai

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020), Nhà Xuất bản Văn học ra mắt trường ca "Ngang qua bình minh" của nhà thơ Lữ Mai, về đề tài biển đảo khắc họa hình tượng người chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.Ra mắt trường ca về biển đảo của nhà thơ Lữ Mai ảnh 1

Nhà thơ Lữ Mai và tác phẩm mới nhất.

Đây là một trong những tác phẩm văn học được Bộ Quốc phòng đầu tư sáng tác trong năm 2020 và đã giành giải Ba giải thưởng sáng tác về biên giới và biển đảo giai đoạn từ năm 1975 đến nay của Hội Nhà văn Việt Nam.

Trường ca "Ngang qua bình minh" có dung lượng 100 trang, chia thành 8 chương: "Khởi tại Điêu Lương", "Linh thoại", "Ảo giác", "Vẽ lại bình minh", "Giấc mơ trổ vào thân sóng", "Chuỗi ngày sao biển", "Miền trong suốt", "Trở về".

Khác với hai tập tản văn "Nơi đầu sóng" và "Mắt trùng khơi" (in chung với kỹ sư Trần Thành, Nhà Xuất bản Văn học xuất bản 2019) cũng về đề tài biển đảo, ở trường ca "Ngang qua bình minh", nhà thơ Lữ Mai viết sâu về hình tượng người thủy thủ - chiến sĩ hải quân trên những con tàu làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo Tổ quốc. Đây được ví như "sợi dây" yêu thương kết nối đất liền với hải đảo.

Nhà thơ Lữ Mai cho biết, tập trường ca là kết quả sau chuyến công tác tới quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm 2019. Đây cũng là lần đầu tiên tác giả viết thể loại trường ca.

"Người viết trẻ như tôi còn nhiều thiếu sót và hạn chế, nhất là đối với một thể loại trường sức, một đề tài cao cả, sâu xa như thế. Nhưng những rung động, trắc ẩn khi được gặp gỡ, làm việc với những người chiến sĩ hải quân đã khiến tôi cầm bút. Tập trường ca này trước hết để cho chính chúng tôi - những người trẻ, thêm trân trọng, biết ơn bao thế hệ đã hy sinh phần hạnh phúc riêng tư cho Tổ quốc, cho nhân dân được bình yên", nhà thơ Lữ Mai chia sẻ.

Trường ca "Ngang qua bình minh" của tác giả Lữ Mai.

Nhận xét về trường ca "Ngang qua bình minh", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng, đây là tác phẩm thực sự mới trong cách thể hiện những bi tráng và rộng lớn về một đề tài mà dễ "gục ngã" nhất vì chính nội dung của nó. Nhưng tác giả đã vượt qua. Cách triển khai trường ca của tác giả bất ngờ, ngôn ngữ đẹp, ý tưởng sâu sắc và giàu sức gợi.

Nhà thơ Lữ Mai sinh năm 1988, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, đang công tác tại Ban Văn hóa - Văn nghệ, Báo Nhân Dân. Tác giả đã xuất bản nhiều tác phẩm, tiêu biểu như "Giấc" (tập thơ), "Hà Nội không vội được đâu" (văn xuôi), "Mở mắt rồi mơ" (tập thơ), "Thời cách ngăn trống rỗng" (tập thơ), "Linh hồ" (truyện ngắn), "Nơi đầu sóng" và "Mắt trùng khơi" (tản văn).

Báo Hà Nội Mới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chảo Mẩy và đam mê viết

Chảo Mẩy và đam mê viết

"Tôi sinh ra ở vùng cao - nơi còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp tình yêu thương. Ở nơi không có trò chơi điện tử, không sóng điện thoại, tôi chơi các trò chơi truyền thống, trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo… tới giờ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tâm trí tôi…”, đó là những điều mà Chảo Mẩy chia sẻ qua từng trang viết.

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Nghệ nhân thư pháp Võ Dương, người Việt đầu tiên xác lập kỷ lục thế giới về thư pháp, gửi tặng bạn đọc Thanh Niên những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng mùa xuân trong năm Giáp Thìn, năm "cầm tinh" con rồng.

Nhớ mùa tết xưa!

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

fb yt zl tw