Điều chỉnh giá dịch vụ y tế, trước mắt chỉ áp dụng với người có thẻ BHYT

Từ ngày 1/3/2016, giá của hơn 1.800 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 37 của liên Bộ Y tế - Tài chính. Xung quanh việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Y tế để giải đáp cụ thể vấn đề đang là mối quan tâm của dư luận...

Ông Nguyễn Nam Liên.
Ông Nguyễn Nam Liên.

PV: Thưa ông, dư luận đang băn khoăn việc giá dịch vụ y tế điều chỉnh sẽ tác động đến người bệnh như thế nào?

Ông Nguyễn Nam Liên: Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC về điều chỉnh mức giá viện phí của liên Bộ Y tế - Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) của 1.887 dịch vụ giữa các bệnh viện (BV) cùng hạng trên toàn quốc sẽ được thực hiện theo 2 lộ trình. Đó là mức giá gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù được thực hiện từ ngày 1/3 và mức giá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương được thực hiện từ ngày 1/7. Trước mắt, mức giá viện phí điều chỉnh chỉ áp dụng thanh toán BHYT và khoảng hơn 23% dân số chưa có thẻ BHYT chưa bị ảnh hưởng.

PV: Ông có thể nói rõ hơn việc điều chỉnh này với đối tượng có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh, thưa ông?

Ông Nguyễn Nam Liên: Như tôi đã nói ở trên, trước mắt, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này chỉ áp dụng đối với người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh. Mức độ tác động đến các nhóm có khác nhau, cụ thể: Khoảng 23,7 triệu người là người nghèo, trẻ dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội có thẻ BHYT không bị ảnh hưởng bởi đây là nhóm được cấp thẻ BHYT miễn phí, khi đi khám chữa bệnh được thanh toán 100%. Với người cận nghèo, nhóm này đã được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70%, có địa phương còn hỗ trợ 80-90% để tham gia BHYT. Khi đi khám chữa bệnh, họ cũng được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí, chỉ phải đồng chi trả 5% nên mức độ tác động không nhiều.

Đối với nhóm phải đồng chi trả 20% có bị ảnh hưởng, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không nhiều. Trước đây, khi chưa tính đủ giá, người bệnh thường phải trả thêm, nay được tính đủ thì sẽ không phải trả thêm. Mặt khác, từ ngày 1/1/2015, người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên đi KCB đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 06 tháng lương cơ sở.

Tuy nhiên, trong tương lai, người không có thẻ BHYT cũng phải áp dụng theo mức giá mới, do đó, Bộ Y tế khuyến khích người chưa có thẻ nên tham gia BHYT.

PV: Như vậy, thưa ông, rõ ràng là người tham gia BHYT có lợi khi giá dịch vụ được dần điều chỉnh tiến đến lộ trình tính đúng, tính đủ?

Ông Nguyễn Nam Liên: Với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế như hiện nay, vấn đề quan trọng nhất là đẩy nhanh độ bao phủ của BHYT để bệnh nhân không phải nặng gánh chi trả thêm.

Các phân tích cho thấy so với khung viện phí hiện hành, nếu tự chi trả thì người dân có mức thu nhập trung bình chắc chắn gặp khó khăn trong trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mạn tính điều trị lâu dài.

Đặc biệt, việc điều chỉnh giá cũng là để thực hiện điều chuyển ngân sách nhà nước cấp cho bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Người dân khi tham gia BHYT không may bị ốm đau sẽ được thanh toán cơ bản chi phí khám, chữa bệnh, giảm chi từ tiền túi. Vì vậy, mỗi người dân cần thấy rõ giá trị của BHYT khi không may bị ốm đau, đồng thời nhận thức đây là chính sách an sinh xã hội, nhiều người hỗ trợ một người trong việc chi trả chi phí khám, chữa bệnh.

PV: Về phía các cơ sở khám chữa bệnh sẽ phải thay đổi như thế nào để tương thích với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế thưa ông?

Ông Nguyễn Nam Liên: Việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế sẽ khuyến khích các BV phát triển, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Các BV cũng có thêm kinh phí để mua các loại thuốc, vật tư, hoá chất, test, kít xét nghiệm với chất lượng cao. Đồng thời giữa các BV cũng sẽ cạnh tranh với nhau nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tinh thần, thái độ phục vụ nếu không thì sẽ chẳng có bệnh nhân đến khám chữa bệnh, đã thế lại không được cơ quan BHXH ký hợp đồng khám chữa bệnh thì  BV đó sẽ có nguy cơ phải đóng cửa.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Sức khỏe & Đời sống

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw